BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 03
“Tuyển tập” của tác giả Kim Lân
Người giới thiệu: học sinh lớp 6D
Trường:
THCS Tây Đằng.
Làm
video đăng tải lên trang Web của nhà trường
Thứ tư
ngày 27 tháng 03 năm 2024
Kính thưa các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến
Kim Lân tên thật là
Nguyễn Văn Tài , ông sinh năm 1920 và mất năm 2007 ở xã Tân Hồng , huyện Từ Sơn
(nay là làng Phù Lưu , phường Đông Ngàn , thị xã Từ Sơn) , tỉnh Bắc Ninh. Ông
là một cây bút truyện ngắn danh tiếng của văn học Việt Nam.
Cuốn sách Kim Lân tuyển
tập được xuất bản bởi NXB văn học vào năm 2017, sách dày 412 trang, có
khổ là 14,5 x 20,5 cm, bìa sách là loại bìa mềm được vẽ bởi họa sĩ Hải
Nam. Cuốn Kim Lân tuyển tập gồm có 22 câu chuyện tiểu biểu và hay nhất trong sự
nghiệp sáng tác của ông , tất cả các câu truyện đã được chọn lọc và biên tập kĩ
càng. Ở những trang đầu tiên chính là phần mở đầu, phần này giúp người đọc hiểu
sơ qua về nội dung của sách và lối sáng tác của Kim Lân. Tiếp sau đó là các câu
truyện ngắn do ông sáng tác một số tiêu biểu như như : Đứa con người vợ lẽ,
người kép già , con mãi mái, làng, vợ nhặt, … nhằm qua đó biểu hiện một phần vẻ
đẹp tâm hồn của người nông dân trước cách mạng tháng 8 – những người sống cực
nhọc , khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Nội dung các câu
truyện của Ông được nhắc đến nhiều hơn cả với những đề tài độc đáo như tái hiện
những cảnh đói chết, nghèo nàn, lam lũ hay cả những nét sinh hoạt văn hóa
phong phú ở các vùng thôn quê ( đánh vật , chọi gà , thả chim , … ) và
qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp của văn hóa, người dân thôn quê. Theo như Kim
Lân cho biết thì những lý do ông chọn viết truyện về các đề tài trên là vì tác
giả luôn tin rằng những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát
cuộc sống tốt hơn , vẫn tin tưởng mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Với vai trò là
một nhà văn, từng bộ chuyện Kim Lân viết rất kỹ, viết từ gan ruột, không
có sự nhạt nhẽo, sự giả tạo trong văn học. Có thể nói những câu chuyện của Kim
Lân giống như một loại đồ cổ quý hiếm cất giữ trong đó nhiều bụi vàng văn
hóa thẳm sâu của nền văn minh sông Hồng. Từng tác phẩm của ông trong cuốn sách
này như đưa người đọc ngược dòng thời gian trở về quá khứ để có thế cảm nhận,
thấu hiểu những khó khắn, sự khốn khổ mà người dân đất nước phải trải qua trước
cách mạng tháng 8, để từ đó ta thêm yêu và thêm kính trọng những gì mà ta
đang có, luôn luôn khát khao và đấu tranh cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau này ông vẫn viết về nông thôn, ông thường đề cập đến sự đổi mới mặt tình cảm của người nông dân trong cách mạng và
kháng chiến; sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng đất; những hoạt động phục
vụ cách mạng tuy thầm lặng, bình thường nhưng thật đáng quý trọng: ông còn là
tác giả của nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi mà người lớn đọc cũng thích thú, say
mê. Trong
đó có tác phẩm tiểu biểu nhất là Vợ Nhặt , đây là một trong những tác phẩm vô
cùng được yêu thích, chính vì vậy trên nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng tác phẩm
này vẫn được giảng dạy trong nhà trường và chọn làm đề thi Đại Học môn Văn. Câu
chuyện lấy bối cảnh ở miền Bắc thời kỳ có nạn đói khủng khiếp vào cuối
năm 1944 và đầu năm 1945. Trong xã hội ấy có một chàng trai tên là Tràng. Anh
sống ở một xóm ngụ cư, nghèo đói, các xác chết chất chồng lên nhau và nằm ngổn
ngang khắp lều chợ. Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều
người trong xóm thấy Tràng đi cùng một người phụ nữ tên Thị, mặt hắn trông phởn
phơ khác thường . Những người có khuôn mặt u tối hốc hác của họ bỗng rưng rạng
rỡ hẳn lên . Ai cũng bất ngờ vì anh cu Tràng đã có vợ , nhất là bà cụ Tư ( mẹ
của Tràng ) lại càng ngạc nhiên hơn . Hóa ra vì câu nói đùa của Tràng trong lúc
mời Thị ăn cơm để trả cồn kéo giúp xe bò là có muốn về vớ anh thì ra khuân hang
rồi cùng về, thế mà Thị cũng làm thật, ban đầu anh rất sợ vì bản thân anh còn
chưa nuôi nổi tự dưng lại phải nuôi thêm một người nữa, nhưng sau cùng Tràng
cũng kệ và đưa Thị về nhà, mẹ anh cũng đã chấp nhận người con dâu này. Một đám
cưới bình dị đã được diễn ra với bữa cơm đầu đón dâu mới là nồi cháo lõng bõng
và bát cháo cám nghẹn đắng ở cổ nhưng trong đó có cả tình yêu thương, sự bao
dung mà người mẹ già dành cho đôi vợ chồng trẻ.
Câu chuyện kết
thúc bằng cảnh Việt Minh đến thu thuế đã làm đầu Tràng hiện lên hình ảnh
đám người đói lả và lá cờ đỏ sao vàng. Dựng lại bức tranh toàn cảnh di sản văn
nghiệp của tác giả bằng những tác phẩm chọn lọc trong tính đa dạng của nó, cuốn
sách này mong giúp độc giả hiểu rõ hơn giá trị nội dung và nghệ thuật toàn bộ
sáng tác của từng tác giả văn học Việt Nam hiện đại. Đây chính là một cuốn sách
mang giá trị tinh thần rất lớn, các bạn hãy đến thư viện Trường THCS Tây Đằng
để mượn đọc.
Một lần nữa, thư
viện nhà trường xin được trân trọng giới thiệu cùng quý thầy cô và các bạn món
quà nhỏ này, để chúng ta sẽ cùng cảm nhận, cùng suy ngẫm.
Em xin chân thành
cảm ơn!